Thứ Bảy, 5 tháng 3, 2016

Công dụng chữa bệnh của Rượu tỏi

Năm 1980, WHO tổng kết các báo cáo nghiên cứu của chuyên gia các nước về các công thức ngâm rượu tỏi và đưa ra thông báo rượu tỏi chữa được 4 nhóm bệnh:
– Tim mạch (ổn định huyết áp, suy tim, hở van tim)
– Thấp khớp (sưng, thoái hóa khớp)
– Tiêu hóa (khó tiêu, ợ chua, tiêu chảy)
– Phế quản (viêm, hen phế quản)
Năm 1983 Nhật thông báo bổ sung thêm 2 công dụng: trĩ nội ngoại, tiểu đường. Và công bố: “Đây là một loại gia vị rẻ tiền, dễ làm và không gây phản ứng phụ mà có hiệu quả chữa bệnh cao.”
Các thành phần hoạt chất chính có trong tỏi là allicin, liallyl sunfid, ajoen. Allicin là hoạt chất mạnh nhất, là một kháng sinh tự nhiên mạnh hơn cả penicillin.
rượu tỏi
Tác dụng trị liệu nổi bật nhất của tỏi là tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm, kháng virut. Đối với hệ tim mạch, tỏi có tác dụng làm giảm triglycerid và cholesterol xấu (LDL), nhưng lại tăng cholesterol tốt (HDL) từ đó làm giảm các rối loạn chuyển hóa mỡ trong máu. Ngoài ra tỏi còn kháng được một số gốc oxy hoá, các yếu tố thuận lợi dẫn đến ung thư.
Ở nước ta cũng có áp dụng bài thuốc này trong điều trị các bệnh về tiêu hóa, thấp khớp…nhưng chưa thấy báo cáo nào về phản ứng phụ.

Công thức bào chế rượu tỏi:

Chuẩn bị:
  • Tỏi khô (đã bóc bỏ vỏ) 40g
  • 100 ml rượu trắng 40-45 độ
Tỏi khô thái nhỏ, cho vào ngâm trong rượu. Ngâm trong khoảng 10 – 15 ngày là có thể sữ dụng.
Sử dụng: 2 lần mỗi ngày, mỗi lần 1 ly nhỏ. Rượu chỉ để dẫn các hoạt chất của tỏi vào cơ thể tôt hơn. Không nên ăn tỏi chín.
Lưu ý:
– Dùng tỏi quá nhiều có thể gây ra hơi thở hôi, rối loạn dạ dày – ruột, ức chế tuyến giáp…
– Phụ nữ mang thai, viêm giác mạc, viêm dạ dày, tá tràng, … không nên sử dụng rượu tỏi.

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
Design by Nấm linh chi - Đông trùng hạ thảo HQGANO