Thứ Hai, 1 tháng 2, 2016

Mùa mưa cao điểm của bệnh viêm não trẻ em

Khác với mọi năm, năm nay dù đang là giai đoạn cao điểm của mùa khô nhưng tại TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh khu vực Nam bộ, nhiều bệnh nhân đã phải nhập viện do mắc viêm não.

Viêm não do vi rút thường xuất hiện ở khu vực phía Nam nước ta trong mùa mưa từ khoảng tháng 5 cho đến tháng 10. Theo ghi nhận tại Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM, từ tháng 1 cho đến tháng 5 năm nay, mỗi ngày bình quân có 5 bệnh nhi nằm điều trị viêm não. Nhưng bắt đầu từ tháng 6, số lượng đã tăng có lúc đến 12 bệnh nhi mỗi ngày. Đáng lưu ý là có nhiều cháu chỉ mới sốt 1 ngày đã phải chuyển sang thở máy.
VIÊM NÃO - NAM LINH CHI HQGANO
Viêm não do đâu?
Viêm não là bệnh nguy hiểm, có thể khiến 10% trẻ mắc bệnh tử vong và 30% bệnh nhân gặp phải những di chứng nặng nề như sống thực vật, chậm phát triển tâm thần vận động. Về nguyên nhân tại nước ta, các căn nguyên gây viêm não thường là các vi rút arbo (trong đó có virut viêm não Nhật Bản), virut herpes, các vi rút đường ruột (như EV 71 gây bệnh tay chân miệng), sởi, quai bị và các vi rút khác…
Vi rút gây bệnh viêm não nói chung và viêm não Nhật Bản nói riêng xâm nhập vào cơ thể theo 3 đường là hô hấp, ăn uống và do bị muỗi đốt. Tuy nhiên, không phải ai nhiễm virut gây bệnh viêm não cũng bị mắc bệnh mà còn tùy thuộc vào sức đề kháng của mỗi người và độc lực của vi rút.
Trong số các loại bệnh viêm não, viêm não Nhật Bản khá phổ biến ở VN và rất nguy hiểm. Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM, viêm não Nhật Bản là tình trạng viêm não cấp do vi rút viêm não Nhật Bản gây ra. Vi rút gây viêm não Nhật Bản truyền sang người từ heo, chim có mang mầm bệnh qua trung gian truyền bệnh là muỗi. Muỗi Culex hút máu heo hoặc chim có chứa vi rút, sau đó chích người và truyền siêu vi gây bệnh cho người. Bệnh viêm não Nhật Bản không thể lây từ người sang người.
Bác sĩ Khanh cũng cho biết, trước đây có giả thuyết một loài chim di trú về ăn vải làm lây lan bệnh ở miền Bắc, nhưng đấy là tin đồn sai. Thực sự bệnh này không liên quan gì đến trái vải.
Biểu hiện của bệnh
Viêm não do vi rút thường gây tổn thương ở não, để lại di chứng thần kinh và tử vong cao. Biểu hiện chính của bệnh là có sốt cao và kèm theo các triệu chứng liên quan đến tổn thương hệ thần kinh trung ương bao gồm: nhức đầu dữ dội, buồn nôn và nôn mửa, cứng cổ, lú lẫn, mất định hướng, thay đổi nhân cách, co giật, rối loạn nghe nói, ảo giác, mất trí nhớ, đờ đẫn, hôn mê… Người già và trẻ em là những người có nguy cơ cao bị mắc bệnh nặng, biến chứng và tử vong.
Điểm lưu ý đặc biệt với các bậc phụ huynh, nếu trẻ kêu đau đầu thì rất có thể bé bị viêm não. Với viêm não Nhật Bản, thời gian ủ bệnh trong vòng 5 -15 ngày. Khoảng thời gian 1 – 6 ngày sau khi bị vi rút xâm nhập, bệnh nhân có sốt kèm theo ớn lạnh, mệt mỏi, đau đầu dữ dội, buồn nôn, nôn khan. Giai đoạn viêm não cấp tính có biểu hiện sốt cao liên tục 38 – 40oC, đau đầu, cứng gáy, có dấu hiệu thần kinh trung ương bị thương tổn như co giật, run giật ở ngón tay, mi mắt. Để có thể điều trị kịp thời, nên đưa trẻ đến bệnh viện ngay khi thấy trẻ sốt cao, ói mửa, đau đầu, đặc biệt là khi trẻ co giật, hôn mê, bác sĩ Khanh lưu ý. Nếu điều trị kịp thời, trẻ có thể lành bệnh và không có di chứng. Nếu chậm trễ, bệnh nhân có thể tử vong rất nhanh, hoặc nếu lành bệnh thì cũng mang di chứng.
Hiện nay, không ít trường hợp trẻ bị sốt kéo dài, nhiều phụ huynh tự chẩn đoán cho con, nhầm lẫn các triệu chứng viêm não với các bệnh gây sốt thông thường, dẫn đến hậu quả là trẻ không được chữa trị kịp thời, dùng thuốc không đỡ người nhà mới cho đi viện thì bệnh đã nặng, có trẻ đã bị rối loạn tri giác.
Bác sĩ Khanh lưu ý: Bệnh viêm não do vi rút chỉ có thể được phát hiện nhờ các xét nghiệm và sự theo dõi của bác sĩ. Phụ huynh nên theo dõi sát những biểu hiện của trẻ. Khi thấy trẻ bỏ ăn, bỏ chơi, không nói, người lờ đờ…; nhất là khi trẻ kêu đau đầu, cứng gáy, cần nghĩ ngay đến bệnh viêm não, viêm màng não và khẩn trương đưa đến bệnh viện.
Phương pháp phòng, ngừa bệnh
Để phòng bệnh cần hạn chế các nguy cơ bị côn trùng, muỗi đốt khi sinh hoạt hoặc làm việc ngoài trời đặc biệt là vào lúc bình minh hoặc hoàng hôn (là thời điểm muỗi hoạt động mạnh nhất) thông qua việc mặc áo quần phủ kín tay, chân như mặc áo dài tay, mang tất cùng với việc sử dụng các chất xua đuổi côn trùng, nằm màn khi ngủ.
Cách ly người bệnh cũng như hạn chế việc tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, sử dụng các biện pháp phòng hộ như đeo khẩu trang khi chăm sóc người bệnh. Chủ động tiêm vắc-xin để phòng bệnh và những biến chứng viêm não của các bệnh lý này.
Hiện nay vào mùa mưa ở miền Nam, cũng là mùa cao điểm của các bệnh viêm não do vi rút, đặc biệt là viêm não Nhật Bản, các phụ huynh nên đặc biệt lưu ý áp dụng biện pháp phòng tránh, cũng như theo dõi sinh hoạt của trẻ để phát hiện khi bệnh mới chớm.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
Design by Nấm linh chi - Đông trùng hạ thảo HQGANO