Thứ Ba, 2 tháng 2, 2016

Những điều chưa biết về bệnh béo phì

Đời sống ngày càng phát triển kèm theo đó việc nâng cao đời sống con người ngày càng tăng cao. Bên cạnh vấn đề ăn uống nhiều thực phẩm chứa nhiều chất béo, chúng ta không có nhiều thời gian để vận động nhất là đối với dân văn phòng.

Khiến cho năng lượng trong cơ thể không thể tiêu hao gây tích trữ lớp mỡ bên trong cơ thể khiến tăng cân gây ra bệnh béo phì. Bên cạnh vấn đề thẩm mỹ về vóc dáng cơ thể thì béo phì cũng là nguyên nhân của nhiều căn bệnh nguy hiểm tiềm tàng trong cơ thể.

Vậy bệnh béo phì là gì?

Bệnh béo phì là tình trạng tích lũy mỡ quá mức và không bình thường tại một vùng cơ thể hay toàn thân đến mức ảnh hưởng tới sức khỏe. Nếu mỡ thừa phân phối đều toàn thân, đó là trường hợp béo phì toàn thân. Nếu mỡ thừa tập trung chủ yếu ở bụng, mông đùi, đó là béo phì hướng tâm, rất nguy hiểm vì dễ dẫn đến rối loạn lipid máu.
Bèo phì là gì?
Các chuyên gia thường dùng chỉ số eo/mông (Waist Hip Ratio-WHR) để đánh giá béo phì. WHR ở nam lớn hơn 0,95 và ở nữ lớn hơn 0,85 là đã ở mức báo động. Chỉ số BMI cũng thường được dùng để đánh giá thể trọng (BMI lớn hơn 25 được coi là béo phì). Có khi chỉ cần đo vòng eo là đủ xác định béo phì (nam hơn 90 cm, nữ hơn 80 cm).

Cơ sở nào để nhận biết bệnh béo phì : 

Theo số liệu của WHO 
• Béo phì bụng : 
– Ở nam : vòng bụng > 102 cm 
– Ở nữ : vòng bụng lớn hơn 188 cm 
• Rối loạn lipip máu : 
-Triglycerid > 150 mg/dl 
– LHL > 160 mg/dl 
-HDL thấp < 35 mg/dl 
− Tăng huyết áp 140/90 mmHg 
− Đường huyết lúc đói > 110 mmHg.
Thông thường để xác định bệnh béo phì người ta dựa vào chỉ số BMI
Chỉ số BMI (body mass index) có quan hệ gần gũi với tỷ lệ mỡ trong cơ thể và tổng lượng mỡ trong cơ thể.
Cách tính chỉ số BMI:
chỉ số BMI - Nấm linh chi HQGANO
W: Trọng lượng cơ thể (tính bằng kilogam).
H: Chiều cao (tính bằng mét)
Đánh giá tình trạng béo phì qua chỉ số BMI
BMI < 18,5 dưới chuẩn
18,5 < BMI < 24,9 Bình thường
25,0 < BMI < 29,9 thừa cân
30,0 < BMI < 34,9 béo phì cấp độ I
35,0 < BMI < 39,9 béo phì cấp độ II
BMI > 40,0 béo phì cấp độ III
Đánh giá bệnh béo phì qua các thông số khác
Các chuyên gia thường dùng chỉ số eo/mông (Waist Hip Ratio-WHR) để đánh giá béo phì. WHR ở nam lớn hơn 0,95 và ở nữ lớn hơn 0,85 là đã ở mức báo động.
Có khi chỉ cần đo vòng eo là đủ xác định béo phì (nam hơn 90 cm, nữ hơn 80 cm). Nam giới thường béo bụng nhiều hơn (còn gọi là béo hình quả táo) và nguy cơ lớn hơn nữ giới thường béo hông (béo hình quả lê).

Nguyên nhân gây béo phì

Các nguyên nhân gây nên béo phì được chứng minh là do chế độ ăn uống và cách sinh hoạt không hợp lý, kèm theo một số yếu tố liên quan khác, một số nguyên nhân như :
– Về di truyền: béo phì có liên quan đến yếu tố về gia đình rõ rệt, qua khảo sát ở những cha mẹ mắc chứng béo phì, kết quả cho thấy con cái của họ có tỷ lệ thừa cân cao hơn rất nhiều so với nhóm trẻ em mà cha mẹ chúng không bị béo phì. Trong khi đó một số người, họ ăn uống rất hạn chế, hoạt động thể lực cũng nhiều, nhưng họ vẫn bị thừa cân, có lẽ do họ chiu sự di truyền từ cha mẹ, và sự tiêu hao năng lượng của họ ít hơn những người khác, nên rất dễ phát bệnh béo phì hơn. Để kiểm soát thừa cân trong trường hợp này, cần phải có kế hoạch điều trị cụ thể. Đồng thời kết hợp nhiều biện pháp ăn uống, tập luyện và cả việc dùng thuốc nữa ( theo sự hướng dẫn của Bác Sĩ ) .
– Yếu tố tuổi tác: kết quả về những thống kê về y học, đã xác định tỷ lệ bệnh béo phì ở các nhóm tuổi có sự phân bố khác nhau, phổ biến ở tuổi trung niên có tỉ lệ cao nhất chiểm 25%, tuổi thanh niên là 7,4% và lứa tuổi thiếu niên là 3%. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy béo phì có liên quan đến lượng vận động ở các nhóm tuổi có sự khác nhau, nếu càng ít hoạt động thể lực, thì nguy cơ thừa cân, béo phì sẽ gia tăng.
– Giới tính và nghề nghiệp: Phụ nữ dễ có nguy cơ thừa cân hơn nam giới, có thể tế bào mỡ của nữ nhiều hơn nam giới. Bên cạnh đó, tính cách của giới nữ thường thụ động hơn nam giới. Nghề nghiệp cũng liên quan đến béo phì, những người làm nghề cấp dưỡng, nghề chế biến thực phẩm, cũng có tỷ lệ béo phì cao hơn những nghề nghiệp khác qua thống kê khảo sát.
– Do tốc độ công nghiệp hóa: xã hội hiện đại, con người ngày càng bận rộn hơn nên quỹ thời gian của họ sẽ ngắn lại, làm giảm chất lượng của giấc ngủ sẽ làm tăng nguy cơ béo phì lên rất nhiều lần. Ngoài ra môi trường ô nhiễm: chất thải công nghiệp, xe cộ sẽ tác động đến một số loại Hormone kiểm soát trọng lượng cơ thể( đặc biệt lượng hormone này sẽ tăng lên đáng kể khi chúng ta bị Stress). Thêm vào đó là sự phát triển của thị trường đồ ăn nhanh, và những thực phẩm chế biến sẵn, bia, rượu, thuốc lá.. và việc hạn chế vận động như ngồi lâu một chỗ sau khi ăn ( thường gặp ở giới văn phòng)
– Thuốc men: Rất nhiều loại thuốc khác nhau, bao gồm thuốc ngừa thai, thuốc chứa hormone, thuốc tiểu đường, thuốc chống suy nhược và thuốc huyết áp cao… Đây là nguyên nhân gây ra sự thay đổi về cân nặng. Sử dụng những loại thuốc này sẽ khiến cân nặng của cơ thể có xu hướng đi lên.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
Design by Nấm linh chi - Đông trùng hạ thảo HQGANO