Thứ Ba, 2 tháng 2, 2016

Tăng cường chức năng gan với Atisô Và Củ Nghệ

Nghệ và atiso đều là bài thuốc hay có tác dụng mát gan, lợi mật, mỗi bệnh nhân cần có kế hoạch chăm sóc gan cũng như sức khỏe chung để đảm bảo quá trình hoạt động của gan được tiến hành đều đặn.

Atisô

Atisô nổi tiếng là dược liệu tốt cho gan, mật. Chất chống ôxy hóa cynarin và silymarin có trong atiso rất có ích cho gan. Một số thí nghiệm cho thấy chúng còn có tác dụng phục hồi chức năng của gan. Trước đây, atiso thường được sử dụng trong khoảng thời gian dài như là thảo dược thay thế cho thuốc trong việc điều trị một số bệnh về gan.
Đối với những bệnh nhân gan, atiso hỗ trợ chức năng tiêu hóa, cải thiện chức năng của túi mật và mang lại nhiều lợi ích thiết thực đối với gan. Hoa atiso có tác dụng bổ dưỡng, kích thích tiêu hóa, lợi gan mật, trợ tim, lợi tiểu, thường dùng nấu canh.
Atisô có  những tác dụng rõ rệt như bổ dưỡng, kích thích tiêu hóa, lợi gan mật, trợ tim, lợi tiểu, thường dùng nấu canh. Bộ phận dùng làm rau của cây atiso là cụm hoa bao gồm đế mang hoa, các lông tơ và các lá bắc (có phần gốc mềm màu trắng bao chung quanh).
Hoa atisô khi nấu chín có tác dụng bổ dưỡng tăng lực, kích thích tiêu hóa làm ngon miệng, lợi gan mật, trợ tim, lợi tiểu, chống độc, tăng tiết sữa cho sản phụ (khi hầm với chân giì). Trong Đông y, hoa atisô dùng trong các trường hợp đau gan, đau dạ dày, ăn uống không tiêu, sản phụ ít sữa, tiểu đường, thống phong, thấp khớp, suy nhược cơ thể…
Thành phần dinh dưỡng: trong 100g hoa atiso có chứa: 3 – 3,15g protein, 0,1 – 0,3g lipid, 11 – 15g glucid (chủ yếu là inulase, tốt cho người bị đái tháo đường) và 82g nước.
Ngoài ra, hoa atisô còn có chứa các khoáng chất như: mangan, phospho, sắt, các vitamin A, B1, B2, C, cung cấp 50 – 70 calori. Hoa atisô khi nấu chín có tác dụng bổ dưỡng tăng lực, kích thích tiêu hóa làm ngon miệng, lợi gan mật, trợ tim, lợi tiểu, chống độc, tăng tiết sữa cho sản phụ (khi hầm với chân giò).
Chế biến: rửa sạch hoa, chẻ dọc thành 6 – 8 miếng, luộc chín, nấu canh, hầm xương lợn hay bì, hoặc xđo với nấm.
Chú ý: khi dùng hoa atiso chỉ nên dự trữ trong tủ lạnh tối đa 7 ngày, khi nấu không dùng nồi bằng nhôm hay gang vì kim loại này làm atiso mất mất mùi và đắng khó ăn.
atiso và củ nghệ - Nấm linh chi HQGANO

Củ nghệ

Tên khoa học là Curcuma longa L., họ. Bộ phận dùng làm thuốc là rễ củ. Củ nghệ chứa tinh dầu màu vàng thơm carbua terpenic, zingiberen,… Phần rễ phình ra thành củ của cây nghệ (Curcuma aromatica Salisb.). Thân củ được gọi là khương hoàng, củ con được gọi là uất kim.
Theo Đông y, nghệ vàng vị đắng, cay, thơm, hắc, tính ấm, làm thông kinh, chỉ thống, tiêu mủ, kích thích lên da non, thông gan mật, hủy cholesterol máu. Tinh dầu nghệ diệt nấm, kháng khuẩn.

Một số bài thuốc Đông y tăng cường chức năng gan

Bài 1: Trị sỏi mật: kê nội kim 16g, kim tiền thảo 20g, uất kim 12g, hồ đào 20g, hải kim sa 20g.
Bài 2: Trừ ứ, giảm đau: uất kim, đan sâm, đương quy, bạch thược, đảng sâm, trạch tả, hoàng tinh, sơn dược, sinh địa, rễ cây chàm mỗi vị 12 – 20g; sơn tra, thần khúc, tần giao, hoàng kỳ mỗi vị 12 – 16g, nhân trần 20 – 60g, cam thảo 8 – 16g.
Nghiền chung thành bột mịn để làm hoàn, hoặc hìa nước, hoặc sắc uống. Mỗi lần 8g, uống trước bữa ăn sáng và tối, chiêu bằng nước đun sôi cìn ấm. Uống 6 ngđy th nghỉ 1 ngđy; mỗi đợt điều trị 6 – 8 tuần, nghỉ 1 tuần, sau đó uống tiếp.
Dùng khi bụng ngực đau nhức do huyết ứ khí trệ, nhất là khi do viêm gan cấp và mạn tính, xơ gan thời kỳ đầu, viêm gan trúng độc.
Ngoài ra có thể sử dụng Nấm Linh Chi để hỗ trợ điều trị các bệnh về gan
Nấm linh chi được xem là một trong những dược phẩm quý có công dụng tuyệt vời trong việc khử bỏ độc tố, làm mát gan, lợi tiểu. Trong cấu trúc nấm linh chi có chứa nhiều thành phần chất khoáng tố vi lượng như germanium, vanadium, crôm,… tác dụng nâng cao sức đề kháng của cơ thể để từ đó điều chỉnh các rối loạn chức năng, làm lành các tổn thương, phục hồi hệ miễn dịch, giúp gan khỏe, từ đó giúp cho sự thanh lọc các chất cặn bã trở nên tốt hơn.
Một số cách dùng nấm linh chi giải độc gan quen thuộc:
– Làm trà linh chi: sấy nấm linh chi, tán nghiền thành bột. Mỗi lần dùng lấy khoảng 2 – 4g bỏ vào 200ml nước sôi, hãm khoảng 10 phút rồi uống.
– Nấu nấm linh chi lấy nước: lấy khoảng 4 – 12g nấm linh chi đã thái thành lát mỏng, bỏ vào 3 chén nước sạch, đun to lửa cho đến sôi rồi hạ bớt lửa để riu riu đến khi còn khoảng 1 chén nước. Chiết nước riêng ra. Bã còn lại thêm nước, nấu thêm 2 lần nữa. Sau đó trộn chung cả 3 nước, chia làm 3 lần uống mỗi ngày.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
Design by Nấm linh chi - Đông trùng hạ thảo HQGANO