Thứ Ba, 2 tháng 2, 2016

Những điều cần biết về Suy Tim

Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh suy tim sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng: Nhồi máu cơ tim, đột quỵ, trụy mạch…

Hiện nay, có khoảng 5,7 triệu người Mỹ đang sống chung với căn bệnh này. Trên thực tế, suy tim là một trong những lý do thông thường nhất khiến cho những người ở độ tuổi 65 trở lên phải vào bệnh viện. Có thể phải mất nhiều năm để cho bệnh suy tim phát triển.

Suy tim là gì?

Suy tim là một hội chứng bệnh lý khi tim không bơm đủ số lượng máu cần thiết theo nhu cầu chuyển hoá của cơ thể. Thông thường (nhưng không phải là bắt buộc), suy tim là do rối loạn co bóp của cơ tim. Tuy nhiên, ở một số bệnh nhân suy tim không có rối loạn chức năng cơ tim (thường do tăng đột ngột thể tích hoặc rối loạn đổ đầy thất).
suy tim - nấm linh chi HQGANO
Cần phải phân biệt suy tim với suy tuần hoàn: suy tuần hoàn là tình trạng có bất thường ở một vài thành phần của hệ tuần hoàn như tim, thể tích máu, nồng độ hemoglobin ôxy hoá trong máu động mạch hoặc giường mạch máu không đáp ứng đủ cho cung lượng tim.
Đầu tiên, suy giảm chức năng tim chỉ biểu hiện khi gắng sức, sau đó khi suy tim nặng dần thì các biểu hiện ứ trệ ngay cả khi nghỉ ngơi.

Phân độ suy tim

Theo NYHA (Hội Tim Mạch New York):
Độ 1: Bệnh nhân có bệnh tim nhưng không có triệu chứng cơ năng, hoạt động thể lực vẫn bình thường.
Độ 2: Các triệu chứng cơ năng chỉ xuất hiện khi gắng sức nhiều, hạn chế hoạt động thể lực.
Độ 3: Các triệu chứng cơ năng xuất hiện ngay cả khi gắng sức nhẹ, làm hạn chế hoạt động thể lực.
Độ 4: Các triệu chứng cơ năng xuất hiện thường xuyên kể cả khi bệnh nhân nghỉ ngơi.
Phân độ suy tim mạn theo Trần Đỗ Trinh
Suy tim độ 1: Khó thở khi gắng sức, ho ra máu, không phù, gan không to.
Suy tim độ 2: Khó thở khi đi lại với vận tốc trung bình, khi đi phải ngừng lại để thở, phù nhẹ, gan chưa to hoặc to ít, 2cm dưới bờ sườn. Phản hồi gan tĩnh mạch cổ (+) ở tư thế 450.
Suy tim độ 3: Khó thở nặng hơn hoặc giảm đi, phù toàn, gan > 3cm dưới sườn, mềm, phản hồi gan tĩnh mạch cổ (+) ở tư thế 450, điều trị gan nhỏ lại hoàn toàn.
Suy tim độ 4: Khó thở thường xuyên, bệnh nhân phải ngồi dậy để thở, gan > 3cm dưới bờ sườn, mật độ chắc, bờ sắc, điều trị không đáp ứng hoặc nhỏ lại ít.

Các mguyên nhân gây suy tim

Nguyên nhân chủ yếu gây ra suy tim có thể do bệnh tim mắc phải rối loạn nhịp tim và một số bệnh ở ngoài tim như: tăng huyết áp, thiếu máu nặng do mất máu cấp, do tan máu cấp, bệnh cường giáp, ngộ độc…Suy tim có thể xảy ra cấp tính ở một số bệnh nhân không có triệu chứng trước đó.
Nguyên nhân suy tim trái:
– Tăng huyết áp động mạch
– Bệnh van tim: Hở van 2 lá, hở hoặc hẹp van động mạch chủ đơn thuần hoặc phối hợp.
– Viêm cơ tim, nhồi máu cơ tim.
– Rối loạn nhịp tim
– Bệnh tim bẩm sinh.
Nguyên nhân suy tim phải:
– Bệnh phổi mãn tính (hen phế quản, viêm phế quản mạn, giãn phế nang, giãn phế quản, xơ phổi), nhồi máu phổi, tăng áp lực động mạch phổi tiên phát.
– Gù vẹo cột sống và dị dạng lồng ngực.
– Hẹp van 2 lá.
– Bệnh tim bẩm sinh: Hẹp động mạch phổi, thông liên nhĩ, thông liên thất.
Nguyên nhân suy tim toàn bộ
– Suy tim trái phát triển thành suy tim toàn bộ.
– Viêm tim toàn bộ do thấp tim, viêm cơ tim
– Bệnh cơ tim giãn.
– Nguyên nhân khác: Cường giáp trạng, thiếu vitamin B1, thiếu máu nặng, dò động mạch-tĩnh mạch.

Triệu chứng nhận biết suy tim

– Khó thở: Khó thở là triệu chứng hay gặp nhất của suy tim, thường xảy ra khi gắng sức, thậm chí khi nằm hoặc tư thế đầu thấp. Người bệnh có cảm giác như hụt hơi, hồi hộp, thở gấp, tức thở. Suy tim càng nặng người bệnh càng khó thở nhiều, có người chỉ bước lên vài bậc thềm, hoặc tự tắm giặt kỳ cọ cũng khó thở. Cuối cùng, người bệnh khó thở cả khi ngồi nghỉ.
– Ho: Tình trạng ho kéo dài dai dẳng không rõ nguyên nhân có thể là một trong những triệu chứng của suy tim. Ho trong suy tim là ho khan, khó khạc đờm. Tình trạng ho kéo dài làm người bệnh mệt mỏi, mất ngủ, có khi khàn tiếng. Khi bệnh tiến triển nặng hơn, người bệnh bị ho khi nằm, ngả lưng là ho và bắt buộc phải ngồi dậy mới dễ chịu.
– Mệt mỏi: Nếu đột nhiên bạn cảm thấy kiệt sức sau một hoạt động nào đấy, mà hoạt động đó trước đây bạn thực hiện rất dễ dàng, hoặc cảm giác mệt mỏi gây khó khăn cho bạn ngay cả khi thực hiện những việc đơn giản như: leo cầu thang, xách giỏ đi chợ hay thậm chí khi đi bộ. Đó là những dấu hiệu cảnh báo trái tim của bạn đang bị suy yếu.
– Tiểu đêm: Mặc dù không phải là dấu hiệu điển hình của bệnh suy tim nhưng tiểu đêm nhưng đây cũng là triệu chứng của suy tim cần lưu ý.
– Chán ăn, buồn nôn: Không chỉ các bệnh lí về tiêu hóa mới có các biểu hiện như chán ăn, buồn nôn…mà bệnh nhân suy tim cũng có các dấu hiệu như trên.
– Phù: Khi mới bắt đầu, người bệnh chỉ thấy hai mí mắt nặng khi ngủ dậy, mặt hơi phù như mọng nước; buổi chiếu thấy phù nhẹ hai bàn chân, giày dép đi buổi sáng vừa, buổi chiều thấy chật. Lấy ngón tay ấn lên mắt cá chân, khi nhấc ngón tay thấy da vẫn lõm. Ở mức nặng hơn, phù làm bụng trướng, khó tiêu, nặng nề. Mặt to ra như béo lên, tuy nhiên, phù do suy tim không giữ nước nhiều như người bệnh thận. Mặt khác, do thận lọc kém, nước tiểu ít đi, nước tích lại trong người cũng gây phù.

Chế độ nghĩ ngơi và ăn uống

Chế độ hoạt động của người bệnh tùy thuộc vào mức độ suy tim. Khi có suy tim nặng phải nghĩ ngơi tuyệt đối tại giường bệnh. Ăn nhạt là cần thiết dưới 2gam muối /ngày nếu suy tim độ I và II, dưới 0,5gam/ngày nếu suy tim độ II,IV.
Hạn chế chất béo và cholesterol. Ngoài để tránh natri cao, hạn chế thực phẩm chất béo bão hoà, chất béo trans và cholesterol trong chế độ ăn. Một chế độ ăn nhiều chất béo và cholesterol là một yếu tố nguy cơ bệnh mạch vành, thường là nguyên nhân hoặc góp phần vào suy tim.
Hạn chế uống rượu và dịch. Bác sĩ có thể khuyên không uống rượu nếu có suy tim, vì nó có thể tương tác với thuốc, làm suy yếu cơ tim và làm tăng nguy cơ nhịp tim bất thường. Nếu có suy tim nặng, bác sĩ cũng có thể đề nghị giới hạn số lượng chất nước uống.
Tập thể dục. Tập thể dục giúp giữ cho phần còn lại của cơ thể khỏe mạnh và có điều kiện làm giảm nhu cầu về cơ tim. Trước khi bắt đầu thực hiện, nói chuyện với bác sĩ về chương trình tập luyện thích hợp. Bác sĩ có thể đề xuất một chương trình đi bộ.
Giảm căng thẳng. Khi lo lắng hay buồn rầu, tim đập nhanh hơn và  thở nhiều hơn. Điều này có thể làm suy tim nặng hơn, vì tim đã gặp phải vấn đề đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Tìm cách để giảm bớt căng thẳng trong cuộc sống. Để cho tim được nghỉ ngơi, hãy thử ngủ trưa hoặc đưa chân lên cao khi có thể.
Ngủ dễ dàng. Nếu gặp khó thở, đặc biệt là vào ban đêm, ngủ với đầu ở một góc 45 độ bằng cách sử dụng một chiếc gối. Nếu ngáy hoặc có vấn đề giấc ngủ khác, chắc chắn thử nghiệm cho ngưng thở khi ngủ.
Để cải thiện giấc ngủ vào ban đêm, tránh những bữa ăn lớn ngay trước khi đi ngủ. Ngoài ra, thảo luận với bác sĩ thay đổi thời gian uống thuốc, đặc biệt là thuốc lợi tiểu. Dùng thuốc lợi tiểu trước đó trong ngày có thể giữ cho khỏi phải đi tiểu thường xuyên vào ban đêm.

Những điều cần làm ngay để mang lại kết quả điều trị tốt nhất

Mặc dù nhiều trường hợp suy tim không thể đảo ngược, điều trị đôi khi có thể cải thiện triệu chứng và giúp sống lâu hơn. Bác sĩ có thể làm việc cùng nhau để giúp làm cho cuộc sống thoải mái hơn. Chú ý đến cơ thể, nói với bác sĩ khi cảm thấy tốt hơn hoặc cảm thấy tồi tệ hơn. Bằng cách này, bác sĩ sẽ biết những gì điều trị tốt nhất.
Các bước này có thể giúp làm việc hiệu quả nhất với bác sĩ:
– Theo dõi các loại thuốc dùng. Lập danh sách và chia sẻ nó với bất kỳ bác sĩ mới điều trị.
– Tránh một số thuốc. Không dùng steroid, thuốc chống viêm (ibuprofen, naproxen…), thuốc trị cảm lạnh có thể gây suy tim và dẫn đến sự tích tụ dịch.
– Theo dõi cân nặng và mang hồ sơ đến gặp bác sĩ. Việc tăng cân có thể là một dấu hiệu giữ nước. Bác sĩ có thể thêm thuốc lợi tiểu nếu trọng lượng tăng hơn một pound (0,5 kg) trong một ngày.
– Theo dõi huyết áp thường xuyên

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
Design by Nấm linh chi - Đông trùng hạ thảo HQGANO