Thứ Năm, 4 tháng 2, 2016

Những kết hợp 'chết người' từ nhân sâm

Không nên kết hợp nhân sâm với các loại thuốc chống đông máu vì sẽ trầm trọng hơn nguy cơ chảy máu.

Thậm chí, có thể gặp tác dụng phụ như tim đập nhanh, mất ngủ (đặc biệt khi dùng với thảo dược, thực phẩm có cafein), giảm lượng đường trong máu (với người tiểu đường tuýp 2 hoặc dùng thuốc trị tiểu đường).
Nhân sâm là một trong bốn loại thuốc quý (Sâm – Nhung – Quế – Phụ) của Đông Y từ hàng ngàn năm trước. Sở hữu một hộp hồng sâm quý trong nhà là sở hữu một nguồn năng lượng dồi dào cho sức khỏe của bạn. Nhưng những sự kết hợp vô tình với các loại thuốc Tây y có thể gây ra những hệ quả khôn lường
sự nguy hiểm của nhân sâm
Nhân sâm và thuốc điều trị huyết áp cao
Dùng nhân sâm khi đang uống thuốc hạ áp sẽ khiến thuốc điều trị trở nên vô dụng. Về lâu dài có thể dẫn đến tăng huyết áp kịch phát và tăng huyết áp kháng trị ở bệnh nhân. Trong khi người bệnh phải sử dụng thuốc để hạ huyết áp thì nhân sâm lại làm tăng huyết áp của bệnh nhân.
Thực nghiệm cho thấy, sử dụng dịch chiết nhân sâm sẽ làm tăng huyết áp, tim co bóp khoẻ hơn và mạnh hơn. Huyết áp có thể đủ duy trì cho người chạy khoảng 3km mà tim mạch vẫn gần như bình thường, không thấy mệt. Kiểm nghiệm trên thỏ cho thấy nhân sâm có tác dụng làm co mạch ngoại vi của tai thỏ. Điều này sẽ xảy ra tương tự trên người, làm co mạch hệ thống mạch ngoại vi và đẩy con số huyết áp tăng lên rất cao.
Lời khuyên: Không dùng nhân sâm cho bệnh nhân cao huyết áp, dù đó là dịch chiết hay củ sâm khô
Nhân sâm và thuốc chống đông máu
Đối với bệnh nhân bị nhồi máu não (do đột quỵ não gây ra), việc sử dụng các loại thuốc chống đông máu (như Aspirin, Ticlopidin, Warfarin…) là cần thiết. Bởi lúc này mạch máu não bị hẹp lại hoặc bị bít tắc hoàn toàn do cục máu đông hình thành bất thường trong lòng mạch.
Vì muốn bồi bổ trí óc và tăng khả năng chống đông máu đã dùng thêm nhân sâm (nhân sâm có khả năng làm giảm khả năng kết dính của tiểu cầu, ngăn hình thành các cục đông máu).
Sự kết hợp giữa nhân sâm và thuốc chống đông máu khiến cho tác dụng chống đông máu được cộng hưởng, gây ra tình trạng quá liều, tương tự như việc sử dụng thuốc chống đông máu liều cao không kiểm soát. Bệnh nhân từ chỗ có nguy cơ hình thành các cục đông máu sẽ chuyển sang tình trạng “ưa chảy máu” (do tác dụng quá liều của thuốc cùng với nhân sâm gây ra), khiến bệnh nặng và phức tạp hơn. Lúc này, chỉ một va đập nhỏ cũng có thể gây tụ máu dưới da.
Lời khuyên: Khi đang uống thuốc điều trị đột quỵ não và các bệnh cần điều trị bằng thuốc chống đông máu, tốt nhất không nên dùng nhân sâm. Bệnh nhân suy tim, bệnh về van tim cũng không nên dùng nhân sâm để bổi bổ.
Nếu đã lỡ dùng nhân sâm thì hãy tạm thời ngừng uống thuốc chống đông máu trong 2 ngày tiếp theo.
Nhân sâm và thuốc trị tâm thần
Trong nhóm thuốc sử dụng để điều trị bệnh tâm thần, bạn cần đặc biệt cảnh giác với amitriptylin (biệt dược là Elavil, điều trị chứng trầm cảm) và clozapin (biệt dược là Clozaril, điều trị bệnh tâm thần phân liệt). Khi kết hợp với nhân sâm, hai loại thuốc này có thể gây ra các biến chứng khó lường trên thần kinh.
Vì nhân sâm có tác dụng làm ức chế một số enzyme chuyển hoá thuốc trong gan, khiến nồng độ thuốc tăng cao trong máu, gây ra tình trạng quá liều, thậm chí là nhiễm độc thuốc tâm thần. Điều này đồng nghĩa với việc tăng các tác dụng phụ của thuốc, gây các biến chứng về thần kinh.
Người bệnh có nguy cơ bị rối loạn vận động kiểu như parkinson, tăng nguy cơ tử vong nếu như đang bị teo não hoặc bị co giật. Bên cạnh đó là tác hại trên hệ thống tạo máu với biến cố giảm số lượng bạch cầu, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
Lời khuyên: Không nên dùng chung nhân sâm với thuốc trị bệnh tâm thần và các loại thuốc được chuyển hóa nhiều ở gan như thuốc trị lao, thuốc trị viêm gan…
Nhân sâm và thuốc trị tiểu đường 
Nhân sâm làm tăng chuyển hoá đường, tăng khả năng xâm nhập đường vào trong tế bào và dự trữ đường trong gan vì thế có tác dụng hạ đường máu rất mạnh. Khi kết hợp với các loại thuốc có tác dụng làm hạ đường máu thì lại sinh ra tình trạng quá liều (tương tự như sự kết hợp với thuốc chống đông máu).Sự kết hợp sai lầm giữa nhân sâm và thuốc trị tiểu đường sẽ gây ra tụt đường huyết mức độ nặng và có thể gây ra ngất tại chỗ. Biến chứng này thường xuất hiện sau khi dùng thuốc khoảng 1-2 giờ (thường gặp nhất ở bệnh nhân tiêm insulin vào dưới da).
Lời khuyên: Không dùng nhân sâm khi đang điều trị tiểu đường, vì định lượng hạ đường máu của nhân sâm rất khó xác định rõ ràng (phụ thuộc tuổi của sâm) nên rất khó để có sự kết hợp hợp lý để tránh nguy cơ.
Nếu đã lỡ dùng gần nhau, bạn nên nằm yên trên giường (để tránh ngất xỉu khi đang đi lại, gây té ngã, chấn thương), để sẵn một cốc nước đường nhỏ dự phòng, khi thấy hoa mắt, mặt mũi tối sầm do tụt đường huyết thì kịp thời bổ sung.
Một số người không nên dùng nhân sâm
– Người có huyết áp cao, nóng người, nếu dùng sản phẩm có sâm huyết áp sẽ càng tăng cao.
– Người đang sốt cao, lạnh bụng bị tiêu chảy nếu dùng sản phẩm có sâm sẽ gặp nguy hiểm chết người.
– Phụ nữ có thai (hoặc có khả năng có thai), phụ nữ sau khi sinh cần hạn chế uống sâm vì dễ bị tiêu chảy. Trẻ dưới 4 tuổi, bệnh nhân đang điều trị liệu pháp đặc biệt cũng không nên dùng các sản phẩm từ sâm. Nếu có dùng cũng cần thận trọng về liều lượng và cách dùng.
– Người bị tiểu đường, cao huyết áp, mỡ máu, bệnh  gút càng không nên dùng các sản phẩm có sâm, bởi sẽ làm bệnh nặng thêm.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
Design by Nấm linh chi - Đông trùng hạ thảo HQGANO