Thứ Năm, 28 tháng 1, 2016

Bài thuốc hỗ trợ điều trị tăng huyết áp từ cây câu đằng

Câu đằng có vị ngọt, tính hàn, đi vào các kinh Can và Tâm bào. Có công năng thanh nhiệt, bình can, trấn kinh, trừ nội phong, chống co thắt.

Câu đằng còn gọi là vuốt lá mỏ, tên khác là dây móc câu, dây dang quéo, móc ớ, vuốt, co nam kho (Thái), pước cậu, nam lập câu (Tày), ghím tỉu (Dao)… Bộ phận dùng làm thuốc của cây câu đằng là đoạn thân có gai ở kẽ lá, cong và cứng như lưỡi câu, thu hái vào mùa hè thu, phơi hoặc sấy khô.
Nơi sống và thu hái: Cây mọc ở rừng thứ sinh, dọc đường đi vùng núi cao ở các tỉnh Lào Cai, Lạng Sơn. Thu hái vào tháng 7-9 cắt cả dây về, chọn các mấu có móc câu, chặt thành từng doạn dài khoảng 2cm, phía trên chặt sát móc câu, phơi nắng hoặc sấy thật khô. Thường dùng sống không cần sao chế. Nếu dùng vào thuốc thang thì nên để riêng. Sau khi thuốc sắc gần được, mới cho Câu đằng vào và để sôi 1-2 trào là được. Có thể tán bột dùng làm thuốc hoàn tán.
nam linh chi hqgano cau dang
Thành phần: Thân và rễ chứa 0,041% alcaloid, trong đó hoạt chất chính là Rhynchophyllin chiếm 28,9%. Còn có các chất alcaloid khác như isorhynchophyllin, corynoxein, isocorynoxcin và một ít corynanthein, dihydrocorynanthein, hirsutin và hirsutein.
Tính vị, tác dụng: Đông y cho rằng, dược liệu câu đằng có vị ngọt, chát, tính hàn, không độc, có tác dụng thanh nhiệt, trấn kinh, trừ phong, bình can, hạ huyết áp (câu đằng có tác dụng hạ huyết áp là do hoạt chất rhynchophyllin quyết định, nó ức chế hệ thần kinh giao cảm, làm giãn các mạch máu ngoại vi. Đối với hô hấp, dùng với liều thấp có tác dụng hưng phấn, với liều cao lại làm hô hấp bị tê liệt), thường được dùng phối hợp với các vị thuốc khác trong những trường hợp như làm thuốc trấn kinh, chữa trẻ em kinh giật, chân tay co quắp, nổi ban, lên sởi, làm thuốc hạ huyết áp dùng điều trị bệnhtăng huyết áp, nhức đầu, hoa mắt.
Công dụng, liều dùng: Thường dùng làm thuốc trấn kinh, chữa trẻ em kinh giật, chân tay co quắp, nổi ban, lên sởi; làm thuốc hạ huyết áp dùng điều trị bệnh tăng huyết áp, nhức đầu, hoa mắt. Ngày dùng 12-15g dạng thuốc sắc.
Để điều trị cao huyết áp, y học hiện đại căn cứ vào nguyên nhân và cơ địa của người bệnh mà có các phương cách chữa trị thích hợp. Bên cạnh đó cũng có những bài thuốc cổ truyền dễ áp dụng.
Bài 1: câu đằng 10g, xuyên khung 5g, quế chi 3g, cam thảo 2g. Tất cả thái nhỏ, sắc với 400ml nước còn 100ml uống làm 2 lần trong ngày.
Bài 2: câu đằng 10g, lá dâu 8g, cúc hoa vàng 8g, hạ khô thảo 8g, thảo quyết minh 8g, sao vàng. Sắc uống chia 2 lần.
Bài 3: câu đằng, phòng phong, phục thần, cúc hoa vàng, đẳng sâm, phục linh, trần bì, mạch môn, mỗi thứ 15g; thạch cao 30g; cam thảo 7,5g. Tất cả tán nhỏ, rây bột mịn. Ngày dùng 2 lần, mỗi lần 12g dưới dạng nước sắc.
Bài 4: câu đằng, thạch quyết minh, ích mẫu, mỗi thứ 12g; hạ khô thảo 10g; đỗ trọng 9g; hoàng cầm 6g. Sắc uống trong ngày.
Bài 5: câu đằng 12g, kỷ tử, thạch hộc, sa sâm, hạ khô thảo, mạch môn, mẫu lệ, mỗi thứ 8g; trạch tả, địa cốt bì, cúc hoa, táo nhân, mỗi thứ 6g. Sắc uống, chia 2 lần.
Ngoài ra, câu đằng còn là vị thuốc dùng chữa trúng phong, liệt thần kinh mặt
Bài 1: câu đằng 15g, bạch thược 12g, địa long 12g, trân châu 9g, đại hoàng 9g, trúc lịch 25ml. Sắc uống, chia 2 lần.
Bài 2: câu đằng 12g, dây hà thủ ô tươi 24g. Sắc uống trong ngày.
Chú ý: Khi sắc thuốc gần được mới cho câu đằng vào để cho sôi 1 – 2 phút, trào lên là được.

Thảo dược thiên nhiên hỗ trợ điều trị ổn định huyết áp không cần dùng thuốc. Sản phẩm không chứa tân dược, không tác dụng phụ, không tương tác với các loại thuốc điều trị khác.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
Design by Nấm linh chi - Đông trùng hạ thảo HQGANO