Thứ Năm, 28 tháng 1, 2016

Kiểm soát tăng huyết áp ở người bệnh đái tháo đường

Nấm linh chi HQGANO – Tăng huyết áp và đái tháo đường là hai bệnh lý phổ biến, không chỉ gặp ở người lớn tuổi mà còn xuất hiện ngày càng nhiều ở người trẻ và được xem như là một trong những đại dịch của thế kỷ XXI.

Bệnh đái tháo đường được định nghĩa là tình trạng đường trong máu tăng cao do thiếu hụt in-su-lin. Chính tình trạng đường huyết tăng cao kéo dài sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm và không hồi phục như tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, mù đột ngột, đoạn chi do loét… cùng với cao huyết áp.
bien-chung-benh-dai-thao-duong
Biến chứng của bệnh đái tháo đường
Tại Việt Nam, tỷ lệ bệnh nhân đái tháo đường đồng thời mắc tăng huyết áp khoảng 50 – 70%, nhất là khi có tiểu đạm đi kèm. Nhiều nghiên cứu cho thấy tăng huyết áp và đái tháo đường thường song hành với nhau vì có cùng các yếu tố nguy cơ như: thừa cân, béo phì, chế độ ăn giàu năng lượng và ít vận động.
Theo một thống kê cho thấy, có tới 60 – 80% người mắc bệnh đái tháo đường typ 2 bị tăng huyết áp. Bệnh đái tháo đường kèm tăng huyết áp làm tăng gấp đôi nguy cơ tử vong và đột quỵ, tăng gấp 3 lần nguy cơ bệnh mạch vành, thúc đẩy nhanh quá trình tiến triển của các biến chứng trên tim mạch, mắt, thận, thần kinh…
Mối liên quan giữa tăng huyết áp và đái tháo đường
So với người không bị đái tháo đường, tăng huyết áp gặp ở người đái tháo đường nhiều gấp đôi. Đặc điểm tăng huyết áp ở đái tháo đường là tỷ lệ tăng huyết áp tâm thu đơn độc rất cao. Riêng đái tháo đường týp 2, tăng huyết áp gặp ở nữ nhiều hơn nam và huyết áp tâm thu tăng theo tuổi ở nữ chậm hơn. Ngoài mức độ thường gặp cao, bản thân tăng huyết áp làm tăng mạnh các yếu tố nguy cơ vốn đã tăng ở bệnh nhân đái tháo đường. Đái tháo đường làm tăng nguy cơ bệnh mạch vành gấp hai lần ở nam và bốn lần ở nữ. Có cả tăng huyết áp và đái tháo đường sẽ làm tăng gấp đôi biến chứng mạch máu lớn và nhỏ và làm tăng gấp đôi nguy cơ tử vong khi so với bệnh nhân tăng huyết áp nhưng không bị đái tháo đường.
Kiểm soát tốt huyết áp cũng như các chỉ số đường huyết và mỡ máu là những vấn đề rất quan trọng đối với người mắc bệnh tiểu đường, giúp phòng ngừa và làm chậm quá trình phát triển của biến chứng.
Đặc điểm tăng huyết áp ở bệnh nhân đái tháo đường
– Thường là hậu quả của tình trạng giữ muối – nước và gia tăng sức cản của mạch máu ngoại biên.
– Mất khoảng trũng huyết áp về đêm làm gia tăng nguy cơ đột quỵ và nhồi máu cơ tim cấp.
– Tăng huyết áp tâm thu đơn độc xảy ra ở 65% bệnh nhân đái tháo đường, ngay cả khi tuổi còn trẻ.
– Tăng huyết áp khi nằm với hạ huyết áp tư thế không hiếm gặp ở bệnh nhân đái tháo đường kèm theo biến chứng thần kinh tự chủ.
– Huyết áp ở người đái tháo đường có xu hướng dao động đòi hỏi phải đo nhiều lần để xác lập trị số trung bình.
Giảm nguy cơ bệnh tim mạch ở bệnh nhân đái tháo đường
Thuốc hạ lipid máu, chủ yếu nhóm statin, đem lại lợi ích ở bệnh nhân đái tháo đường và tăng huyết áp (đặc biệt đái tháo đường týp 2) có nguy cơ bệnh tim mạch cao cũng như có bệnh tim mạch bất kể mức cholesterol ban đầu. Một số khuyến cáo cho nên dùng statin thường quy ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 có biến chứng tăng huyết áp. Đối với đái tháo đường týp 1, chưa đủ dữ liệu để hướng dẫn dùng statin nhưng với nguy cơ bệnh tim mạch cao như thế, có vẻ hợp lý khi điều trị như ở đái tháo đường týp 2. Aspirin liều thấp cũng dùng để dự phòng tiên phát bệnh tim mạch ở bệnh nhân > 50 tuổi khi huyết áp <150/90mmHg và khi nguy cơ bệnh tim mạch 10 năm > 20%. Cách thức điều trị  nhắm đến nhiều yếu tố như thế nên được bổ sung bằng việc tích cực kiểm soát tối ưu đường máu và thay đổi lối sống./.
Phương pháp kiểm soát huyết áp không dùng thuốc:
–  Giảm cân nặng nếu bệnh nhân thừa cân hoặc béo phì, xác định mức độ thừa cân và mục tiêu dự trên chỉ số BMI = cân nặng/chiều cao2 (kg/m2).
+ Bình thường: BMI = 18,5 – 22,9 kg/m2
+ Thiếu cân: BMI< 18,5 kg/m2
+ Thừa cân: BMI = 23 – 24,9 kg/m2
+ Béo phì: BMI ≥ 25 kg/m2
–  Giảm vòng eo: nam < 90 cm, nữ < 80 cm.
–  Ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi (nhưng ít ngọt như: Thanh long, táo, bưởi) và protein từ thực vật (các chế phẩm từ đậu tương); hạn chế ăn các chất béo và chất béo bão hòa, những thực phẩm chứa nhiều cholesterol.
–  Ăn giảm muối (< 6g/ngày – tương đương 1 thìa cà phê gạt ngang).
–  Hạn chế uống rượu, bia: Không quá 2 ly rượu nhỏ/ngày (30 ml), < 750 ml bia.
–  Ngừng hút thuốc lá.
–  Tăng cường hoạt động thể lực: Đi bộ nhanh 30 – 45 phút/ngày vào hầu hết các ngày trong tuần. Với người có bệnh tim mạch và các bệnh mạn tính khác cần được bác sĩ cho chỉ định tập thể dục một cách hợp lý.
Những bệnh nhân có huyết áp tâm thu 130 – 139 mmHg hoặc huyết áp tâm trương 80- 89mmHg cần được áp dụng biện pháp không dùng thuốc đơn độc trong 3 tháng, nếu không đạt được huyết áp mục tiêu thì phải kết hợp với việc dùng thuốc.
Phương pháp kiểm soát huyết áp dùng thuốc:
Có rất nhiều nhóm thuốc dùng để điều trị cao huyết áp như: thuốc lợi tiểu, thuốc chẹn thụ thể, thuốc đối kháng canxi, thuốc giãn mạch, thuốc tác động lên hệ thần kinh trung ương, thuốc ức chế men chuyển… Hầu hết các nhóm thuốc cao huyết áp đều có những tác dụng phụ. Vì vậy thầy thuốc luôn phải cân nhắc lựa chọn nhóm thuốc nào có tác dụng tối ưu và hạn chế tác dụng phụ, đặc biệt là những tác dụng phụ trên thận để điều trị tăng huyết áp cho người bệnh đái tháo đường typ 2.
Nhóm thuốc ức chế men chuyển (ACE) như Captopril, Enalapril… là nhóm thuốc được sử dụng nhiều nhất nên được lựa chọn đầu tiên ở bệnh nhân đái tháo đường có tăng HA, do vừa có tác dụng hạ huyết áp vừa có tác dụng bảo vệ thận. ACE có tác dụng ngăn chặn sự chuyển angiotensin I thành angiotensin II (là chất có tác dụng co mạch), do đó làm giãn mạch và hạ huyết áp. Thuốc còn có tác dụng làm giảm phì đại thất trái, giảm protein niệu và microalbumin niệu, do đó làm chậm tốc độ tiến triển bệnh thận (ở cả đái tháo đường typ 1 và typ 2).
Thành công trong điều trị tăng huyết áp kèm theo đái tháo đường typ 2 thường đòi hỏi một trị liệu kết hợp, giữa các thuốc đơn độc hoặc với viên kết hợp liều cố định. Tùy trường hợp, các thầy thuốc có thể phối hợp ức chế men chuyển với lợi tiểu, hoặc ức chế men chuyển với chẹn kênh canxi để đạt hiệu quả điều trị như mong muốn.

Thảo dược thiên nhiên hỗ trợ điều trị ổn định huyết áp không cần dùng thuốc. Sản phẩm không chứa tân dược, không tác dụng phụ, không tương tác với các loại thuốc điều trị khác.

hop bao tu vien nang nam linh chi hqgano 30v

Bào tử nấm linh chi viên nang

Công dụng:
– Chống oxy hóa, trung hòa các gốc tự do.
– Giảm Cholesterol trong máu, chống xơ vữa động mach, ổn định huyết áp, giải độc gan.
– Chữa mất ngủ, giúp da dẻ mịn màng, giảm sạm nám tàn nhang.
– Hỗ trợ tăng hồng cầu cho bệnh nhân ung thư….
– Giúp đào thải độc tố trong Gan cho bệnh nhân ung thư, bệnh mãn tính, người hay tiếp xúc rượu bia, stress.

Tư vấn cách sử dụng Nấm linh chi HQGANO hỗ trợ điều trị giảm ngay Trigleceric từ 365 mg/dL xuống còn 68mg/dl trong vòng 60 ngày.
Liên hệ Ms Thoa 0929.222.555 Email: info@hqgano.com

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
Design by Nấm linh chi - Đông trùng hạ thảo HQGANO