Thứ Năm, 28 tháng 1, 2016

Thị trường thực phẩm chức năng bát nháo - Nấm linh chi HQGANO

Nấm linh chi HQGANO – Bất kỳ ai cũng có thể dễ dàng tìm thấy thực phẩm chức năng (TPCN) là loại được bày bán rất nhiều ở các hiệu thuốc tây, cửa hàng mỹ phẩm, siêu thị, hầu hết các kênh phân phối trên thị trường và nó còn chiếm cứ những diện tích trang trọng nhất, đẹp nhất và lớn nhất trong các nhà thuốc. Tuy nhiên, sự nhập nhèm “hồn Trương Ba, da Hàng Thịt” giữa TPCN và thuốc không được nhà quản lý xử lý?

Vào nhà thuốc, được tư vấn mua thực phẩm chức năng nhiệt tình hơn mua thuốc, nhiều khách hàng bị lẫn lộn giữa thực phẩm chức năng và thuốc. Hãy tìm hiểu thật kỹ hơn để không chịu cảnh “tiền mất, tật mang”.
thuc pham chuc nang

Vậy thực phẩm chức năng là gì?

TPCN là sản phẩm có tác dụng hỗ trợ chức năng các bộ phận cơ thể con người, tăng sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc bệnh. Trên thế giới từ những năm 70, 80 của thế kỷ trước, TPCN đã phát triển, đặc biệt là ở Nhật, Hàn Quốc, Mỹ… Ở Việt Nam, thị trường TPCN mới sôi động từ vài năm trở lại đây.
Theo Thông tư số 08/TT-BYT ngày 23/8/2004 của Bộ Y tế về việc “Hướng dẫn việc quản lý các sản phẩm thực phẩm chức năng” đã đưa ra định nghĩa: “Thực phẩm chức năng là thực phẩm dùng để hỗ trợ chức năng của các bộ phận trong cơ thể người, có tác dụng dinh dưỡng, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng và giảm bớt nguy cơ bệnh tật”.
Theo PGS.TS Trần Đáng, Chủ tịch Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam cho rằng: Thực phẩm chức năng thuộc khoảng giao thoa (còn gọi là vùng xám) giữa thực phẩm và thuốc. Vì thế, người ta còn gọi thực phẩm chức năng là thực phẩm – thuốc (Food – Drug).
Nguồn gốc của thực phẩm chức năng là từ sản phẩm cây cỏ và sản phẩm động vật tự nhiên, có chức năng là cung cấp các chất dinh dưỡng, chức năng cảm quan và những lợi ích vượt trội về sức khỏe như giảm cholesterol, giảm HA,

Mập mờ giữa thực phẩm chức năng và thuốc

Đã có không ít đơn vị/cửa hàng/shop online lợi dụng thực phẩm chức năng để quảng cáo như những thuốc chữa bệnh. Điều này không chỉ vi phạm nghiêm trọng các điều luật của Bộ Y tế ban hành mà còn khiến khách hàng/người sử dụng bị nhẫm lẫn về công dụng và hiệu quả của thực phẩm chức năng và thuốc chữa bệnh.
Chị Nguyễn Thị Lan (Nam Định) cho biết, chị bị thoái hóa đốt sống. Đi khám bệnh về mang đơn thuốc ra quầy thuốc mua thì cô bán hàng giới thiệu và khuyên dùng “loại thuốc tốt lắm” cho căn bệnh thoái hóa. Chị Lan bỏ ra vài triệu đồng mua về. Dùng một thời gian rồi mới biết đó là TPCN chứ không phải là thuốc điều trị.
Chị Trần Thị Minh (Thái Bình) cho biết, đã có thời gian sử dụng TPCN liên tục trong 3 tháng để bổ sung dưỡng chất cho đẹp da, tăng cường sức khỏe, bồi bổ cơ thể. Do thấy quảng cáo trên hệ thống báo, đài với nhiều công dụng mà lại dễ sử dụng nên cứ tưởng đó là thuốc bổ. Lúc đầu thấy tình hình có chút cải thiện nhưng uống hết đợt thì lại như cũ. Sau đó được cô em họ từ Hà Nội về chơi tư vấn cho biết đây không phải là thuốc mà chỉ là TPCN nên đã ngừng sử dụng.
Cũng như chị Minh, vợ chồng anh Hoàng ở Minh Khai (Hà Nội), qua các diễn đàn trên mạng, ban đầu gia đình chị cũng mua một sản phẩm TPCN với hy vọng sẽ hỗ trợ bệnh liên quan đến tiêu hóa của cô con gái 5 tuổi. Sau vài tháng dùng không thấy hiệu quả mà chi phí lại khá cao, gia đình anh Hoàng không mua nữa. Theo anh Hoàng, đây chỉ là sản phẩm bổ sung, hỗ trợ, chứ không phải để chữa bệnh. Anh Hoàng cho rằng, nếu ăn uống hợp lý, duy trì thường xuyên chế độ luyện tập thể dục thì sẽ không cần đến TPCN.
Theo thống kê của Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), trong 10 năm trở lại đây, TPCN phát triển với số lượng được công bố và mức tiêu thụ của người tiêu dùng đã tăng lên nhanh chóng, trong đó nhập khẩu chiếm 40%. Đáng chú ý, chỉ trong vòng 3 năm gần đây, cả nước có thêm gần 1.800 doanh nghiệp tham gia sản xuất, kinh doanh TPCN. Tuy nhiên, do hành lang pháp lý về quản lý TPCN tại Việt Nam chưa rõ ràng, dẫn đến một bộ phận người dân lại coi TPCN là thuốc.
Bên cạnh đó, TPCN được không ít người tôn sùng là “thần dược”, vì thế, ngày càng được nhiều người tìm mua. Theo Bộ Y tế, hiện nay, không ít người Việt đã và đang sử dụng TPCN. Người thì mua thông qua quảng cáo, rỉ tai, người thì tự tìm đến TPCN. Tuy nhiên, nhưng cũng không ít người dùng theo đơn thuốc bác sĩ kê, không chỉ cho người lớn mà cả trẻ em.

Sự khác nhau giữa thuốc và thực phẩm chức năng

Thực phẩm chức năng là sản phẩm dùng để hỗ trợ (phục hồi, tăng cường và duy trì) các chức năng của các bộ phận bên trong cơ thể, tăng cường sức đề kháng và giảm bớt nguy cơ mắc bệnh. Trong khi đó, thuốc chữa bệnh là là chất/hỗn hợp có tác dụng phòng bệnh, chữa bệnh hoặc điều chỉnh chức năng sinh lý của cơ thể.
Thực phẩm chức năng có thể được sử dụng thường xuyên, liên tục và không gây biến chứng. Còn thuốc khi sử dụng phải có chỉ định, kê đơn của bác sĩ và có nguy cơ biến chứng, tai biến.
Đặc biệt, trên nhãn mác sản phẩm, nếu là thực phẩm chức năng thì phải ghi rõ là “thực phẩm chức năng” (sản xuất theo Luật TP), nếu là thuốc thì phải ghi rõ là “thuốc” (sản xuất theo Luật Dược).

Thực phẩm chức năng có thể gây dị ứng

Tại một số siêu thị siêu thị, khách hàng có nhu cầu có thể thấy vô số chủng loại từ trà, cà phê, sữa, nước đóng chai cho đến các loại viên nang… Riêng trà giảm cân đã có tới hàng trăm sản phẩm trà Linh chi, vài chục loại Green tea, Lemon/Berry tea, Slimming coffee, Herbalife, Leptin… ghi là của Mỹ, Nhật, Hong Kong, Trung Quốc, Việt Nam… Tuy nhiên, nguồn gốc xuất xứ của nó thì người mua, thậm chí ngay cả người bán cũng chưa chắc đã rõ.
Lâu nay, thói quen của người tiêu dùng sử dụng TPCN chủ yếu là qua mách bảo của người quen, người bán hàng mà chưa có kiến thức chuyên môn về lĩnh vực này. Việc hiểu không đúng, sản xuất không đúng, tiêu dùng không đúng đã dẫn đến những phản ứng trái chiều trong xã hội về TPCN.
Luật An toàn thực phẩm nêu rõ: “TPCN là thực phẩm dùng để hỗ trợ chức năng của cơ thể con người, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng, giảm bớt nguy cơ mắc bệnh, bao gồm thực phẩm bổ sung, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học”. Tuy nhiên, không phải người tiêu dùng nào cũng hiểu biết đầy đủ công dụng, cách sử dụng về từng loại TPCN.
Theo các nhà chuyên môn, cũng như thuốc, dị ứng TPCN đều có thể xảy ra. Dị ứng TPCN nặng nhất là sốc phản vệ, có thể gây chết người. Đó là khi họ nghe quảng cáo TPCN chữa được “bách bệnh”, nhưng chưa được tư vấn, hướng dẫn đã sử dụng không đúng cách, thậm chí quá lạm dụng khi cơ thể mình chưa thật sự cần thiết hoặc phải sử dụng TPCN. Việc hiểu không đúng, sản xuất không đúng, tiêu dùng không đúng đã dẫn đến những phản ứng trái chiều trong xã hội, có nơi thần thánh hóa TPCN, có nơi lại tẩy chay TPCN… đều là những quan niệm sai.
Hiện nay, phần lớn người tiêu dùng tiếp cận TPCN một cách vội vã, cả về nhận thức lẫn giá cả, theo kiểu “có bệnh thì vái tứ phương”, thử dùng xem sao. Đây chính là nguyên nhân khiến các chuyên gia y tế, các nhà khoa học rất lo lắng.
Theo đánh giá của các nhà chuyên môn, về bản chất, TPCN là một loại sản phẩm tốt cho sức khoẻ nếu như con người biết sử dụng đúng cách, hợp lý. Nhưng trên thực tế, hiện nay, nó lại đang trở thành mối đe dọa tới sức khoẻ của con người với hàng loạt mặt hàng “thật giả lẫn lộn”. Chính vì thế, các cơ quan chức năng cần có những biện pháp cứng rắn để hạn chế tối đa hàng giả, hàng kém chất lượng trên thị trường, người tiêu dùng cần có những kiến thức cơ bản về sức khoẻ và TPCN để có được lối sống lành mạnh với sức khoẻ tốt.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
Design by Nấm linh chi - Đông trùng hạ thảo HQGANO